Thầy cúng Hà Nội chia sẻ bốc bát hương thờ cúng gia tiên, thần linh

Thầy cúng Hà Nội chia sẻ bốc bát hương thờ cúng gia tiên, thần linh

Bốc bát hương là thủ tục cần có đầu tiên của gia chủ để lập bát hương lập bàn thờ, an vị bát hương, an vị bàn thờ gia tiên tiền tổ, thần linh thổ địa, thổ công táo quân, bà cô ông mãnh. Theo Thầy phong thủy Tuấn Thịnh, việc lựa người thầy có tâm, có đức bốc bát hương đúng thủ tục, đúng cách như gieo hạt gống đầu tiên cho bình an, thịnh vượng cho gia chủ. Ngược lại người thầy không có tâm, bốc bát hương sai cách, làm xú uế bát hương, chẳng những tài lộc suy tán mà sinh mệnh gia chủ khó toàn.

Bốc bát hương đúng cách cần chuẩn bị những vật dụng sau: tờ hiệu, bộ kim ngân thất bảo, rượu trắng, gừng, ngũ vị hương, tro đốt từ rơm nếp,… Sau khi đã chuẩn bị xong tiến hành tẩy uế cho bát nhang, kim ngân thất bảo, tờ hiệu. Kế đến, đọc văn khấn xin thành tâm thì thần, phật, người đã mất,…, mới chứng giám, độ trì theo mong muốn được. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình mới thuận lợi, may mắn.

Trước khi tự bốc bát hương gia tiên nên vệ sinh chân, tay sạch sẽ, mang gang tay. Đồng thời, các đồ dùng để bốc bát hương phải được vệ sinh sạch sẽ. Phụ nữ đang đến tháng kiêng kỵ đến gần khu vực bốc bát hương.

Đầu tiên, rửa sạch gừng, giã nhỏ, cho vào trong rượu trắng, lọc lấy nước (nước này được dùng để tẩy uế). Hoặc có thể dùng nước ngũ vị hương, rượu trắng và dùng nước này để tẩy uế cho bát hương.

Khi mua bát hương về cần phải tẩy uế trước khi dùng (nếu đang dùng bát hương cũ thì bạn cũng nên rửa sạch và tẩy uế). Cách làm rất đơn giản: Đầu tiên, gia chủ rửa sạch bát hương bằng nước sạch và dùng rượu gừng, nước ngũ vị đã chuẩn bị ở trên để tẩy uế. Sau đó, dùng khăn sạch lau khô và để ở nơi khô thoáng làm 3 lần như vậy để chuẩn bị cho các bước tự bốc bát hương gia tiên kế tiếp.

Trong bát hương có những gì?

1.Tờ hiệu

Tờ hiệu in chữ đỏ, giấy vàng, dùng để viết tên người được thờ cúng (viết bằng chữ Hán hoặc Việt đều được). Cách ghi như sau:

– Trường hợp thờ thần linh Thổ Công, Long Mạch thì ghi: PHỤNG THỜ: THÀNH HOÀNG BẢN THỔ THẦN LINH THỔ ĐỊA CHI TÔN THẦN.

– Trường hợp thờ gia tiên thì viết: PHỤNG THỜ: ĐẠI NỘI TỔ TIÊN DÒNG HỌ … CHƯ VỊ CHÂN LINH.

– Trường hợp thờ ông mãnh, bà cô (những người chết trẻ trong dòng họ hoặc gia đình) thì ghi: PHỤNG THỜ: BÀ CÔ ÔNG MÃNH DÒNG HỌ … CHÂN LINH VỊ TIỀN.

– Trường hợp thờ Thổ Địa, Thần Tài thì viết: PHỤNG THỜ: THẦN TÀI THỔ ĐỊA CHƯ VỊ CHÂN LINH.

– Trường hợp thờ Ông Táo, Ông Công thì ghi như sau: PHỤNG THỜ: ĐÔNG TRÙ TƯ MỆNH TÁO PHỦ THẦN QUÂN.

Trường hợp bát hương thờ nhiều người, bạn có thể ghi chung vào một tờ hiệu hoặc ghi thêm ở tờ khác đều được.

  1. Bộ kim ngân thất bảo

Bộ kim ngân thất bảo (còn gọi là cốt bát hương) gồm ngọc, mã não, xà cừ, san hô đỏ, hổ phách, vàng, bạc. Đây là vật phẩm tinh túy nhất của bát hương vì nó giúp chiêu cảm thần thức của các vị Phật thánh tiên hiền. Kim ngân thất bảo được ví như hội tụ linh khí của vũ trụ, đặt kim ngân thất bảo để vượng sinh khí cho gia chủ. Vì được làm từ 7 loại đá quý tự nhiên nên bộ thất bảo có trường năng lượng lớn giúp tụ khí và đem lại linh khí trong thờ cúng. Đồng thời, nó còn giúp bạn gặp nhiều may mắn, thành công trong kinh doanh, gia đình luôn khỏe mạnh và được phù hộ.

Cốt bát hương phải dùng 7 loại đá quý từ tự nhiên và lá vàng và bạc thật. Hơn nữa, bộ thất bảo phải được tẩy uế, để khô ráo trước khi sử dụng (không được tẩy uế vàng, bạc).

  1. Tro rơm nếp

Là loại tro được đốt từ cây rơm nếp phơi khô, khi sờ tay vào luôn ấm áp quanh năm và luôn có hương thơm từ đồng lúa. Khi mua tro nếp về, bạn cần sàng kỹ cho mịn để loại bỏ các tạp chất. Đồng thời, cũng có thể sử dụng gói bột ngũ vị hương hoặc dầu thơm rắc lên tro để tẩy uế trước khi bỏ vào bát hương. Ngoài ra, bạn có thể dùng tro được đốt từ vỏ trấu gạo nếp vì trấu bọc gạo là hạt ngọc của trời nên thanh sạch và cao quý.

Bốc bát hương thế nào?

Đặt bát hương và đồ cần bốc bát hương lên bàn hoặc mâm, nếu có vải gấm đỏ trải dưới là tốt nhất, thầy ngồi ngay ngắn hoặc ngồi xếp bằng tĩnh tâm niệm chú:

Nam mô a di đà phật (03 lần);

Nhất tâm hướng Phật;

Đức xuất tâm thành;

Lập dường thờ cúng;

Đặng cầu gia chủ;

Bình an thịnh vượng.

Sau khi cho tro vào bát hương, tờ hiệu, kim ngân thất bảo xong, lau chùi sạch sẽ và đặt lên vị trí trang trọng trên bàn thờ vào đúng cung tài lộc. Tiếp đến, thắp nến, đốt trầm để lấy hơi ấm đầu tiên cho bàn thờ và kính cẩn, thành tâm làm lễ. Khi làm lễ xong trong 100 ngày đầu đều đặn mỗi ngày thắp 1 nén nhang, ngày rằm, mồng 1 hàng tháng thắp 3 nén. Nếu có điều kiện thắp đèn dầu đủ trong 100 ngày khi mới lập bát hương.

Ngày nay, ít thấy gia chủ mang bát hương lên chùa bốc vì ma quỷ, vong hồn trên chùa hay theo bát hương về nhà mình. Nếu nhờ sư thầy trên chùa nên mời các sư về tận nhà để bốc kẻo rắc rối về sau.

(Nguồn trangmevabe.com)

Thầy cúng Hà Nội chia sẻ bốc bát hương thờ cúng gia tiên, thần linh

Leave Comments

0945071255
0945071255