- Âm Dương
Âm dương là một cặp phạm trù trọng yếu của triết học cổ đại. Khái niệm về âm dương có từ rất sớm, nhưng viết thành sách “ Hoàng đế nội kinh “ là ở giữa thời Chiến quốc – Tần Hán, kết hợp học thuyết âm dương với y học để hình thành học thuyết âm dương trong y học.
Âm dương phải được xem xét trong một thể thống nhất, đối lập và liên hệ với nhau. Ví như trời – đất, trời ở trên là dương, đất ở dưới là âm, nếu không có trời thì cũng không có đất.
Từ việc khái niệm âm dương được dùng để chỉ những cặp đối lập cụ thể ở trên, người xưa tiến thêm một bước là dùng nó để chỉ những cặp đối lập trừu tượng hơn ví dụ như “lạnh-nóng”, rồi cặp “lạnh-nóng” lại là cơ sở để suy tiếp như về phương hướng: “phương bắc” lạnh nên thuộc âm, “phương nam” nóng nên thuộc dương; về thời tiết: “mùa đông” lạnh nên thuộc âm, “mùa hè” nóng nên thuộc dương; về thời gian: “ban đêm” lạnh nên thuộc âm, “ban ngày” nóng nên thuộc dương. Nếu tiếp tục suy diễn nữa thì: đêm thì tối nên “tối” thuộc âm, ngày thì sáng nên “sáng” thuộc dương; tối có màu đen nên “màu đen” thuộc âm, ngày sáng thì nắng “đỏ” nên “màu đỏ” thuộc dương.
Từ xa xưa, người ta đã cho rằng phong thủy là yếu tố quan trọng trong vận mệnh của mỗi người. Phong thủy tốt con người mới có thể phát triển, phong thủy không hợp con người dễ gặp phải tai họa, vận xấu. Bởi số mệnh con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân họ mà còn chịu ảnh hưởng của âm phần và dương phần.
– Âm trạch: theo cách gọi thông thường là mồ mả. Theo phong thủy, nếu người chết được chôn ở những cuộc đất tốt sẽ truyền phúc đức cho con cháu sau này.
– Dương trạch: là những mẫu đất chuyên dùng để xây nhà, dựng đình chùa, miếu mạo,…. Phong thủy quan niệm rằng: dương trạch phải hài hòa, hòa hợp với thiên nhiên thì con người mới có thể sống hạnh phúc, khỏe mạnh và tránh nhiều tai họa.
2. Ngũ hành
Thuyết ngũ hành là cách biểu thị luật mâu thuẫn trong âm dương nhưng bổ sung và làm thuyết âm dương hoàn bị hơn. Ngũ hành bao gồm: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Trong đó:
– Kim là kim loại, thuận chiều hay đổi thay
– Mộc là gỗ
– Thủy là lỏng, là nước đi xuống, thấm xuống
– Hỏa là lửa bùng cháy và bốc lên
– Thổ là đất để trồng trọt, gây giống
Thuyết ngũ hành bao gồm 3 phương diện:
– Giúp đỡ nhau là tương sinh;
– Khắc chế, chống lại nhau là tương khắc;
– Hợp hóa lẫn nhau, biểu thị mọi sự biến hoá, chuyển hóa phức tạp của sự vật.
+ Theo luật tương sinh: thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ lại sinh mộc và tuần hoàn tiếp tục tiếp diễn mãi, chúng thúc đẩy nhau phát triển không ngừng. Xét về quan hệ tương sinh, cái sinh ra nó và cái được sinh ra là quan hệ mẫu từ. Ví dụ như kim sinh thủy ắt kim là mẹ của thủy, thủy sinh mộc tức mộc là con của thủy
+ Trong khi với quan hệ tương khắc, chúng lại mang ý nghĩa biểu hiện ức chế, thắng nhau. Về luật tương khắc: mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thuỷ lại khắc hoả, hoả lại khắc kim, kim khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ như vậy lại tiếp diễn mãi. Theo lẽ thường, tương khắc có vai trò duy trì sự cân bằng nhưng cái gì quá cũng không tốt, nếu tương khắc thái quá gây tác động xấu đến nhau.
+ Về hợp hóa: Đây là yếu tố rất quan trọng khi xem phong thủy, đặc biệt trong xem phong thủy kinh doanh, làm ăn, buôn bán.
Kim hợp Mộc sẽ hóa Kim
Kim hợp Hỏa hóa Hỏa
Mộc hợp Thổ hóa Mộc
Thổ hợp Thủy hóa Thủy
Thủy hợp Hỏa hóa Hỏa
Ngũ hành được chia theo 8 hướng và một trung tâm.
Hành Kim: hướng Tây, Tây Bắc.
Hành Mộc: hướng Đông, Đông Nam.
Hành Thổ: trung tâm, Tây Nam, Đông Bắc.
Hành Thủy: hướng Bắc.
Hành Hỏa: hướng Nam.
– Cường độ xung khắc của Ngũ hành có 5 cường độ: Vượng, tướng, hưu, tù, tử.